028.62733715 HOTLINE 0916955085 taynguyenfilm@gmail.com

Menu
BÀI HỌC 10: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 2 )

BÀI HỌC 10: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 2 )

By In Uncategorized On


TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 2 )

  • Phần thực hành:

LÀM TIỂU PHẨM

Trước hết người giảng viên phải nhắc lại cho học viên mục đích yêu cầu của bài học tiểu phẩm được bố cục đúng theo quy cách của một tác phẩm, mang một nội dung và có một chủ đề hẳn hoi. Không còn là những bài để chứng minh cho một đơn nguyên nữa. Tiếp đó đề ra nhiệm vụ cho học viên:

Mỗi học viên hãy tìm cho mình từ 1 đến 5 tiểu phẩm (nếu nhiều hơn càng tốt) để tập cho cả học kỳ. Vì sau đó sẽ chọn và nhất thiết mỗi học viên phải có 1 tiểu phẩm thi học kỳ. Tránh tình trạng mỗi học viên học cả học kỳ mà chỉ thỏa mãn với duy nhất 1 tiểu phẩm. Thậm chí tiểu phẩm còn chưa đạt yêu cầu.

Ngoài ra mỗi học viên bắt buộc phải tham gia diễn cho các tiểu phẩm bạn tối đa là 2 vai diễn. Các học viên không có quyền tự ý lựa chọn vai, các học viên đều phải học.

⇒ Xem lại: BÀI HỌC 10: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 1 )

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh học viên tham gia diễn xuất cùng diễn viên Đoàn Thành Tài 

  • Tiểu phẩm tìm ở đâu?

Vì giảng viên không thể nào có ngay cho mấy chục học viên của mình những tiểu phẩm để tập. Nhiệm vụ này sẽ giao cho học viên tự lo. Vậy tìm tiểu phẩm ở đâu chắc chắn sẽ là câu hỏi chung của tất cả các học viên.

Tiểu phẩm có thể được xây dựng từ một câu chuyện học viên tự nghĩ ra. Cũng có thể từ một câu chuyện của một bài báo, hay một người nào đó kể lại cho nghe. Hoặc lấy ý để xây dựng cốt truyện từ các cấu thành ngữ, tục ngữ như: “Gậy ông đập lưng ông”, “Vỏ quýt dây có móng tay nhọn”, “ở hiền gặp lành”… Phần cấu trúc đương nhiên có sự hỗ trợ của giảng viên. Bước đầu học viên tập theo yêu cầu của giảng viên. Tự tập mang tính chất phá hoang để phát huy hết mọi khả năng độc lập sáng tạo của của mỗi học viên. Trong khi học tập tránh tình trạng các học viên đã vội coi mình là đạo diễn. Vì các em không phải là đạo diễn. Nên nhớ các em là diễn viên đang học kỹ thuật biểu diễn. Mọi vấn đề xảy ra chỉ có một mình giảng viên được quyền quyết định mà thôi. Sau phá hoang các học viên lần lượt trả bài cho giảng viên, và sẽ được sự góp ý của giảng viên để tiếp tục sửa chữa.

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh không khí buổi thực hành diễn xuất tại phim trường 

Phần hướng dẫn cho học viên làm tiểu phẩm giảng viên phải có yêu cầu:

.

– Mỗi tiểu phẩm chỉ được từ 1 đến 3 người tham gia.

– Thời gian có thể là 5 phút, tối đa là 10-12 phút.

– Nội dung phải ngắn gọn hết sức gần gũi và quen thuộc với đời sống thường ngày của học viên. Tránh những tiểu phẩm có nội dung xa lạ với những hiểu biết của học viên, và chứa đựng những diễn biến phức tạp về mặt tâm lý.

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh học viên thực hành tại lớp trong khóa học

.

Ở học kỳ này chưa nên khai thác vào lĩnh vực phê phán những hiện tượng đổi trụy. Vì nên nhớ nghệ thuật là con dao 2 lưỡi. Học viên năm thứ nhất còn chưa đủ nhận thức và bản lĩnh vững vàng để tránh những việc rất dễ xảy ra là sự phản tác dụng. Tránh những việc dạy ngay từ học kỳ 1 các học viên chưa tiếp thu nổi sẽ xảy ra tình bôi bác hoặc thầy diễn, các học viên bắt chước một cách vụng về và lấy đó làm bài thi.

Yêu cầu diễn xuất của các học viên ở học kỳ nay là hết sức đơn giản, gần gũi với sinh hoạt đời thường. Mỗi tiểu phẩm chỉ cần nói lên một ý tưởng nào đó là đủ. Chủ yếu vẫn là rèn luyện về mặt kỹ năng bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các đơn nguyên.

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh không khí buổi thực hành diễn xuất trước ống kính 

.

Tránh tình trạng nhồi nhét sinh viên quá nhiều nhiệm vụ trong 1 tiểu phẩm:

Nào là phân tích tìm chủ đề, tư tưởng. Nào là xác định tính cách nhân vật. Tìm mẫu thuẫn, xung đột, nhiệm vụ tối cao, hành động xuyên…v.v…

Những yêu cầu này sẽ lần lượt học ở học kỳ tới. Cuối cùng là tổ chức và lên chương trình thi học kỳ. Thường thì số học viên của mỗi lớp ở năm thứ 1 là 15 đến 20 em.

Đương nhiên là không thể tổ chức cho thi cả 20 tiểu phẩm với 1 lý do máy móc là đã học thì phải thi. Vì thời gian không cho phép và cũng phải có sự lựa chọn những tiểu phẩm có chất lượng tốt hơn để tạo sự phấn đấu cho các học viên còn yếu sau này sẽ cố gắng hơn.

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh đạo diễn Trương Thành Công đang hướng dẫn học viên thực hành diễn xuất

.

Thời gian thi cho cả chương trình nên từ 120 phút đến 150 phút là tốt (Vì thi học kỳ 1 mới chỉ là thi kiểm tra). Cách sắp xếp bài thi phải tạo nên sự thoải mái, nhẹ nhàng cho người xem không những cho buổi thi mà còn góp phần làm cho học viên luôn phấn khởi, thích thú với kết quả của mình, góp phần tăng thêm lòng say mê với nghề và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới học kỳ tiếp theo.

Chú ý: Phần trang trí cho tiểu phẩm cứ để cho các học viên tự sắp xếp theo ý hiểu của mình, chủ yếu là tạo được điểm tựa cho nhân vật diễn là chính. Âm nhạc nếu có cũng chỉ dùng để gây không khí đôi nét phụ họa tâm trạng, nên sử dụng nhạc chọn và tập cho các em tự phụ trách có sự góp ý của giảng viên.

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Hình ảnh đạo diễn Xuân Cường hướng dẫn học viên trong buổi thực hành diễn xuất  

⇒ Theo dõi bài tiếp theo: BÀI HỌC 10: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ( PHẦN 3)

Bạn muốn bổ sung kiến thức đơn nguyên tổng hợp có thể tham khảo thêm khóa học dưới này:

Khóa đào tạo diễn viên tại TP.HCM

  • Thời gian học và học phí:

THỜI GIAN: 3 – 4.5 tháng

HỌC PHÍ: 6.000.000 – 8.000.000 đ/khóa

  • Mọi thông tin và cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

Địa chỉ: 213 Cao Đạt, P1, Q5, TPHCM

Điện thoại: 028.6273.3715 – 0916.955.085

Website: taynguyenfilm.vn

bài học 10 : tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu phần 2

Video không khí buổi thực hành diễn xuất trước ống kính của học viên
.

Video BTV – PTV Đinh Xuân Mai hướng dẫn học viên phần luyện giọng nói.
.

Bản đồ đường đi đến Tây Nguyên Phim
.


Leave a comment