028.62733715 HOTLINE 0916955085 taynguyenfilm@gmail.com

Menu
Những lưu ý khi học và tìm hiểu về từ ngữ giao tiếp miền Nam

Những lưu ý khi học và tìm hiểu về từ ngữ giao tiếp miền Nam

By In CÁC KHÓA HỌC MC, HỌC KỸ NĂNG MỀM On


Những lưu ý khi học và tìm hiểu về từ ngữ giao tiếp miền Nam

Người miền Nam đặc biệt là người Tây Nam Bộ có lối nói chuyện đặc trưng về ngữ âm, từ vựng và phong cách diễn đạt trong lời nói. Điều này cũng tạo ra nét đặc sắc riêng, không trùng lặp với bất kỳ nơi nào. Vậy những lưu ý khi học và tìm hiểu về từ ngữ giao tiếp miền Nam là gì?

từ ngữ giao tiếp miền nam

Buổi học Luyện giọng nói do BTV – PTV Đinh Xuân Mai đứng lớp

Sự khác biệt đặc sắc về từ ngữ, cách diễn đạt này cũng gây ra những khó khăn cho người nghe đến từ những vùng khác không phải ở Nam Bộ như những vùng ở ngoài miền Bắc và miền Trung.

Đối với những người đến từ miền Bắc và miền Trung trở ngại lớn nhất khi bước chân đến mảnh đất Nam Bộ của Tổ quốc đó chính là sự khác biệt về văn hóa, từ ngữ; điều này vô hình đã gây cản trở, làm gián đoạn trong quá trình giao tiếp. Để có thể hòa nhập với môi trường, văn hóa ở đây thì họ cần phải có sự học hỏi, thích nghi để có thể nhanh chóng hiểu và giao tiếp tốt.

từ ngữ giao tiếp miền nam

Buổi học Luyện giọng nói do cô Thanh Thương – Giảng viên trường ĐH SKĐA đứng lớp

Những điểm cần chú ý khi học và tìm hiểu từ ngữ giao tiếp miền Nam:

  • Người Nam bộ thẳng thắn, bộc trực; không quanh co, rào đón trước sau nên lời ăn tiếng nói cũng vậy. Khi giao tiếp, họ dùng từ ngữ cụ thể, chính xác, trực tiếp, nghĩ sao nói vậy, ít khi nói vòng, nói tránh.
  • Họ thường dùng từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, dễ hiểu như: “đầu cá dồ”, “mỏ cá hô”, “râu cá chốt”, “mặt như trái bần”, “nói như tép nhảy”… làm cho nugời nghe có thể dễ dàng liên tưởng.
  • Đặc biệt, người Nam bộ thường dùng những cụm từ gắn liền với sông nước như: “nói vòng vo như rạch Cái Tắc”, “mần ăn kiểu nước nhảy” (chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững), “buông dầm cầm chèo” (chỉ sự tháo vát, linh hoạt), “ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi” (chỉ sự tham ăn, lười biếng), “lội bộ” (đi bộ), vụ này “chìm xuồng” luôn rồi (giấu kín hoặc cho qua việc gì đó)… 
  • Người miền Nam hay dùng các từ như: “đi dìa”, “mình ên”, “bự tổ chảng”, “trớt quớt”, “ta nói”, “ngon bá cháy bù chét”, “dở ẹc”, “thiệt ngộ”, “khôn bà cố”, “giỏi một cái”, “xà quần”… trong lời nói.

từ ngữ giao tiếp miền nam

Buổi học Luyện giọng nói do cô Tinh Vân – Giảng viên trường ĐH SKĐA đứng lớp

Đặc điểm về từ ngữ giao tiếp miền Nam rất phong phú và đa dạng. Nếu bạn muốn học và tìm hiểu về nó, bạn có thể tham gia các khóa học về tiếng nói miền Nam của các trung tâm đào tạo. Hiện nay, Trung tâm Tây Nguyên Phim đang mở các khóa học “Luyện Tiếng nói miền Nam” cho các bạn học viên có nhu cầu học và tìm hiểu. Tại đây bạn sẽ được:

  • Đào tạo trực tiếp bởi các giáo viên là người gốc miền Nam
  • Thực hành và sửa trực tiếp trong quá trình học
  • Luyện cách nói giọng miền Nam chuẩn
  • Luyện cách nói diễn cảm, có cảm xúc

từ ngữ giao tiếp miền nam

MC Thanh Bạch rao chứng nhận cuối khóa cho học viên

 

THÔNG TIN KHÓA HỌC TRỞ THÀNH MC MIỀN NAM

THỜI GIAN:

  • Tôi Thứ 2 – Thứ 4 : 18h30 -> 20h30 
  • Tối Thứ 3 – Thứ 5 : 18h30 -> 20h30 
  • Chiều CN : Từ 13h30 – 17h00 ( 2 ca ) -> “Lớp này ưu tiên dành cho các học viên ở xa, không có thời gian đi học” 

HỌC PHÍ: 

  • Khóa học Luyện sửa giọng nói: 5.000.000 đ/ khóa/ 3 tháng 

>>> Xem thêm: Đào tạo MC tại đây

Ảnh: Không khí buổi học luyện gióng nói hay trong khóa MC tiệc cưới dưới sự hướng dẫn Cô Đinh Xuân Mai

Hãy đến với chúng tôi để khẳng định bản lĩnh của bạn

dang-ky-ngay

Mọi thông tin xin liên hệ: Công ty Tây Nguyên Phim

  • ĐC: 213 Cao Đạt, Phường 1,Quận 5, TP.HCM
  • ĐT: 028 6273 3715 Hotline 24/24 – 0916 955 085
  • Website: taynguyenfilm.vn – taynguyenfilm.com

VIDEO THỰC HÀNH TẠI LỚP DO BTV – PTV ĐINH XUÂN MAI HƯỚNG DẪN

NGOÀI RA TÂY NGUYÊN PHIM CÒN CÓ CÁC LỚP ONLINE

BẢN ĐỒ CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM


Leave a comment